Để phân biệt bình khí CO2 và bình chữa cháy bột trước tiên cần phân biệt các loại đám cháy cơ bản:
Đám cháy loại A: các đám cháy liên quan đến các chất rắn như giấy, vải gỗ, nhưa, rác thải…….
Đám cháy loại B: đám cháy liên quan đến chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu mỏ và sơn. Đám cháy loại B còn bao gồm các chất khí dễ cháy như propane va butane. Đám cháy loại B không bao gồm các đám cháy liên quan đến dầu mỡ dùng trong nấu nướng.
Đám cháy loại C: các đám cháy liên quan đến các thiể bị điện như động cơ máy biến áp.
Đám cháy loại D là các đám cháy liên quan đến kim loại như Kali, Nhôm, Natri, Magie
Đám cháy loại K là đám cháy liên quan đến dầu mỡ trong nấu ăn như dầu mỡ động thực vật.
I.Bình chữa cháy CO2
Chuyên dùng chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. ĐÁM CHÁY LOẠI B và đám cháy về điện.
Đặc điểm của loại bình này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa trong nhà. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.
Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, đo đó người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.
Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen…), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.
Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2 ở nhiệt độ -790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh như đám cháy chất lỏng, đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Còn bình bột chữa cháy bên trong có chứa bột khô có khả năng dập tắt đám cháy, thường được ký hiệu là ABC-2, ABC-4, ABC-8 hoặc BC-2, BC-4, BC-8. Trong đó, các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy với các đám cháy khác nhau. Cụ thể,
A là chữa ở các đám cháy chất rắn như vải, gỗ, bông sợi…;
B là chữa ở các đám cháy chất lỏng, nhiêu liệu xăng, cồn, dầu, và
C là chữa ở các đám cháy chất khí như gas, khí đốt…
Bình có ký hiệu là BC thì chữa được cả đám cháy chất lỏng và chất khí.
Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng ki lô gam.
Trên xe ô tô, chủ xe có thể để sẵn bình bột chữa cháy loại 1-2 kg hoặc loại bình chữa cháy mini dành riêng cho loại phương tiện này. Thông thường, các loại bình chữa cháy mini có hình dạng như bình xịt côn trùng với dung tích nhỏ, bên trong chứa hóa chất chữa cháy đặc biệt, có giá dao động trong khoảng 120.000-150.000 đồng/bình.
Phần lớn các loại bình chữa cháy xách tay trên thị trường hiện nay xuất xứ từ Trung Quốc với giá rẻ, hợp với túi tiền của khách hàng, chủ yếu là loại bình bột không có bình khí đẩy riêng mà nạp khí trực tiếp vào bình (bình MFZ). Chẳng hạn, bình chữa cháy CO2 của Trung Quốc có giá khoảng 300.000-600.000 đồng/bình tùy vào trọng lượng khí bên trong. Trong khi đó, các loại bình bột chữ cháy cũng có xuất xứ từ nước này có giá khoảng 150.000-300.000 đồng/bình. Bên cạnh đó, còn một số ít bình chữa cháy khác được các công ty trong nước sản xuất và một số sản phẩm xuất xứ từ châu Âu hay Nhật Bản với giá cao gấp 2-5 lần so với sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc.
II.Bình chữa cháy bột
Bình dạng bột: Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau
Ví dụ, nếu bình ghi BC, ABC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, điện, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí.
Đặc điểm nổi bật của loại bình bột chữa cháy là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra kỹ.
Bình bột chữa cháy cũng tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.
Chọn bình chữa cháy cho gia đình
Bình chữa cháy đang trở nên phổ biến với nhiều người khi chúng có mặt tại các công sở, công trường và nhà dân. Thế nhưng, chọn mua và sử dụng bình chữa cháy như thế nào thì không phải ai cũng biết.
VD: Điển hình là trường hợp của khách hàng A. Hai năm trước bà đã mua hai bình chữa cháy loại 4 kg để ở phòng bếp nhưng mua thì mua chứ vẫn chưa biết cách sử dụng. Theo bà, sở dĩ bà mua bình chữa cháy vì nghĩ rằng ngôi nhà của mình ở trong hẻm nhỏ, nếu chẳng may có xảy ra cháy nổ thì lực lượng phòng cháy chữa cháy rất khó khăn để vào được bên trong để dập lửa nên bà cứ trang bị, chỉ để cảm thấy… yên tâm hơn.
Các loại bình chữa cháy xách tay được sử dụng phổ biến tại các gia đình và công sở hiện nay.
Có thể dùng bột chữa cháy loại 1 kg đặt trên ô tô.
Các loại bình chữa cháy phải được kiểm tra thường xuyên theo quy định của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng, thông thường là khoảng 6 tháng/lần. Do đó, với bình chữa cháy của nhà bà A đã hơn hai năm chưa sử dụng cũng như kiểm tra thì chất lượng và hiệu quả chữa cháy của bình có thể bị giảm.
Muốn lựa chọn được hàng tốt, khách hàng cần đến các cửa hàng có uy tín, kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của bình chữa cháy trước khi mua. Cụ thể, vỏ bình phải còn mới, có niêm phong, không bị rò rỉ, không bị ăn mòn để tránh tình trạng nhiều chủ cơ sở mua lại các vỏ bình cũ sau đó bơm hóa chất rồi tân trang và bán lại cho khách hàng.
-
Nếu sử dụng bình chữa cháy cho gia đình, khách hàng nên chọn bình chữa cháy CO2 loại 3 kg hoặc 5 kg; hoặc bình bột chữa cháy loại 4 kg vì những trọng lượng này sẽ phù hợp với sức nâng của các thành viên trong nhà. Thông thường, với trọng lượng hóa chất xấp xỉ nhau thì bình chữa cháy CO2 sẽ có giá cao hơn bình bột chữa cháy.
A,Hướng dẫn Bình bột
Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.
- Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
- Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
1. Tính năng tác dụng
Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
2. Nguyên lý chữa cháy
Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
3. Cách sử dụng
* Đối với loại xách tay:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
* Đối với bình xe đẩy
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Chú ý:
- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
|
|
|
|
4.Thao tác cầm vòi xịt
5. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng
- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.
- Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.
- Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
- Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng "xì xì", phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.
- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
- Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.
- Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
- Kiểm tra vòi, loa phun
6. Kiểm tra, bảo dưỡng
Bình chữa cháy phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần, Kiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.
Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:
12 tháng 1 lần đối với bình mới.
06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại
Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
B.Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy khí CO2
1) Cấu tạo:
Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ.
Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Nga, Ba Lan…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Trung Quốc, Nhật Bản…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.
Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Bình thường được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung Quốc sơn màu đen). Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng...
Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy.
Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.
2. Tính năng tác dụng của bình CO2
Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.
Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:
CO2 + C = 2CO ¬
CO2 + M = MO + CO ¬
CO là khí độc và rất dễ nổ.
3. Nguyên lý chữa cháy
Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới - 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
4) Phạm vi sử dụng
Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.
Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:
CO2 + M = MO + CO ¬
CO là khí độc và rất dễ nổ.
5) Cách sử dụng
Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.
Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt.
Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.
- Chú ý
Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu h¬ướng gió.
Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ¬ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.
6) Những điều cần chú ý khi sử dụng và bảo quản bình khí CO2
- Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
- Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
- Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
- Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
- Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
- Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
7) Kiểm tra, bảo dưỡng
Bình chữa cháy phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần, Kiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.
Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại khí đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:
12 tháng 1 lần đối với bình mới.
06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại
Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.